Chọc dò tủy sống là kỹ thuật lấy dịch não tủy ở túi dịch vùng thắt lưng để làm xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý thần kinh trung ương. Đây là phương pháp được đánh giá an toàn và có nhiều ưu điểm. Vậy chọc dò tủy sống có đau không và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh không?
Bạn đang đọc: Chọc dò tủy sống có đau không, có ảnh hưởng gì không?
Chọc dò tủy sống là kỹ thuật giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến não, tủy sống. Phương pháp chọc dò tủy sống có đau không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Vậy hãy cùng KenShin tìm hiểu câu trả lời ngay dưới nội dung này.
Contents
Chọc dò tủy sống là gì?
Chọc dò tủy sống là phương pháp sử dụng một cây kim nhỏ để chọc lấy dịch não tủy, dùng làm các xét nghiệm. Dịch não tủy là một chất dịch trong suốt được tìm thấy trong não và tủy sống. Việc lấy dịch não tủy đi xét nghiệm giúp xác định các vấn đề bệnh lý của hệ thần kinh trung ương, tình trạng viêm nhiễm có nghiêm trọng hay không, các tác nhân gây bệnh và sự nhạy cảm của vi sinh vật đối với các sản phẩm thuốc,…
Chọc dò tủy sống được thực hiện ở phần lưng dưới, chọc vào túi dịch ở bên dưới cột tủy sống. Do dịch não tủy chỉ có ở não và tủy sống nên việc lấy dịch thực hiện ở tủy sống sẽ an toàn hơn so với lấy ở não.
Chọc dò tủy sống là thủ thuật tương tự như phương pháp gây tê cột sống (gây tê màng cứng) của chị em phụ nữ khi sinh nở. Điểm khác biệt là trong trường hợp sinh con, thuốc tê được bơm vào dịch tủy não thay vì hút dịch ra ngoài khi chọc dò tủy sống.
Chọc dò tủy sống có đau không?
Bất kỳ ai khi nghe đến kỹ thuật này thì đều lo lắng không biết chọc dò tủy sống có đau không? Tuy nhiên mọi người hãy yên tâm vì thủ thuật này sẽ không gây đau nhiều vì trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ tại khu vực chọc dò.
Mặc dù đã sử dụng thuốc gây tê nhưng có thể bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhẹ khi mũi tiêm được chích vào cơ thể. Nhưng cảm giác này không lâu, thông thường chỉ kéo dài vài giây. Trường hợp nếu bạn bỗng cảm thấy đau nhói truyền xuống chân thì hãy thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh lại vị trí của kim và giúp bạn dễ chịu hơn.
Quy trình chọc dò tủy sống được thực hiện như sau:
- Trước khi thực hiện: Người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích rõ ràng về quy trình để bệnh nhân có thể phối hợp cùng bác sĩ và tránh tâm trạng căng thẳng, lo âu khi làm thủ thuật.
- Tư thế khi thực hiện: Bệnh nhân có thể nằm hoặc ngồi để làm thủ thuật. Điều này tùy thuộc vào yêu cầu của bác sĩ.
- Phần lưng của bệnh nhân sẽ được khử trùng sạch sẽ bằng thuốc khử trùng.
- Đặt một tấm phủ lên trên lưng để giữ cho khu vực này được vô trùng.
- Bác sĩ sẽ dùng kim chích vào giữa đốt sống, vào khoảng chứa dịch và rút ra vài ml dịch não tủy để mang đi xét nghiệm.
- Sau khi lấy dịch não tủy, bác sĩ sẽ rút kim ra, dán băng vào vị trí chích.
Lưu ý chọc dò tủy sống là một thủ thuật khó, bác sĩ có thể sẽ phải chích nhiều hơn 1 lần mới có thể lấy thành công dịch tủy. Vì vậy người bệnh cần phải giữ im cơ thể không được cử động để thuận tiện cho bác sĩ thực hiện. Điều này sẽ được bác sĩ dặn dò bệnh nhân trước khi thực hiện, trong trường hợp cần cử động vì lý do nào đó, bệnh nhân phải nói trước với bác sĩ để được giải quyết.
Những trường hợp được chỉ định chọc dò tủy sống
Dịch tủy não sẽ thay đổi khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương. Những trường hợp được chỉ định thực hiện chọc dò tủy sống là:
- Cần thu thập dịch tủy não để phân tích;
- Đo áp lực của dịch tủy não;
- Tiêm thuốc gây tê tủy sống, thuốc hóa trị hoặc các loại thuốc khác;
- Tiêm thuốc cản quang khi chụp tủy sống hoặc chất phóng xạ trong chụp bể não để thu thập hình ảnh chẩn đoán.
Khi xét nghiệm dịch tủy não sẽ giúp chẩn đoán được một số bệnh lý sau:
- Hệ thần kinh trung ương bị nhiễm khuẩn: Bệnh viêm màng não, viêm não, viêm tủy, viêm não tủy,…
- Bệnh ác tính màng não: Ung thư màng não.
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Hội chứng chèn ép tủy, bệnh xơ cứng rải rác, hội chứng tăng áp lực nội sọ lành tính, viêm đa rễ dây thần kinh,…
- Các bệnh lý thần kinh chưa xác định rõ nguyên nhân: Động kinh, co giật, lú lẫn, rối loạn ý thức,…
- Tai biến mạch máu não: Nghi ngờ chảy máu dưới nhện.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết làm hồng nhũ hoa bằng cafe đơn giản mà hiệu quả
Bên cạnh việc xác định các bệnh lý, chọc dò tủy sống còn được sử dụng trong điều trị bệnh như tiêm thuốc kháng sinh, tiêm thuốc chống ung thư, thuốc điều trị nấm, gây tê tủy sống, theo dõi kết quả điều trị viêm màng não,…
Chọc dò tủy sống có ảnh hưởng gì không?
Chọc dò tủy sống là thủ thuật được thực hiện rất nhiều ở khu cấp cứu khám bệnh. Trên thực thế thủ thuật này rất an toàn và cần thiết trong chẩn đoán cũng như điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Trong hầu hết các trường hợp chọc dò tủy sống sẽ không có vấn đề hay bất lợi gì với người bệnh kể cả nguy cơ nhiễm trùng vì bác sĩ đã sát trùng rất kỹ khu vực lưng của bệnh nhân trước khi thực hiện thủ thuật.
Ảnh hưởng của thủ thuật chọc dò tủy sống rất ít, người bệnh có thể sẽ hơi đau lưng nhưng cơn đau này sẽ nhanh chóng biến mất. Đau đầu cũng có thể gặp ở một số bệnh nhân sau khi chọc dò tủy sống. Cơn đau đầu thường xuất hiện khi bạn ngồi hoặc đứng, khi nằm thì tình trạng sẽ đỡ hơn. Đau đầu sau khi chọc dò tủy sống có thể kéo dài từ vài giờ đến một tuần sau đó.
>>>>>Xem thêm: Mổ thoát vị bẹn có nguy hiểm không? Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân
Một tác dụng phụ của chọc dò tủy sống ở người bị chứng rối loạn xuất huyết sẽ có nguy cơ bị chảy máu, tổn hại thần kinh và cột sống. Tuy nhiên ghi nhận về tác dụng phụ này rất hiếm gặp trong thực tế.
Sau khi thực hiện chọc dò tủy sống, nếu người bệnh cảm thấy cơ thể có những biểu hiện lạ như ớn lạnh hoặc sốt, cổ cứng, chảy máu tại vị trí chọc dò, đau đầu dữ dội, tê hoặc mất sức ở chân thì nên quay lại bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.
Như vậy, chọc dò tủy sống là phương pháp an toàn, không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe với người bệnh. Đây là phương pháp hiệu quả và quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thần kinh, mọi người hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện kỹ thuật này. Mong rằng lời giải thích về vấn đề “Chọc dò tủy sống có đau không, có ảnh hưởng gì không?” của KenShin ở nội dung trên là hữu ích với các bạn.