Cách phòng ngừa bệnh u não bạn nên biết

U não là một căn bệnh nguy hiểm, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Vậy làm sao để phòng ngừa căn bệnh này? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, KenShin sẽ bật mí cho bạn đọc cách phòng ngừa bệnh u não.

Bạn đang đọc: Cách phòng ngừa bệnh u não bạn nên biết

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh u não đang có xu hướng ngày một gia tăng. Chính vì thế, cách phòng ngừa bệnh u não vẫn đang là chủ đề được nhiều độc giả săn đón. Để hiểu hơn về chủ đề này, trước hết, hãy cùng KenShin điểm qua một vài nét cơ bản về bệnh u não bạn nhé.

Tổng quan về căn bệnh u não

U não xảy ra khi có sự tăng sinh các tế bào bất thường trong não. Trên thực tế, u não bao gồm 2 loại chính đó là u não lành tính và u não ác tính. Trong đó:

U não lành tính

U lành tính là khối u không chứa tế bào ung thư. Sau phẫu thuật cắt bỏ khối u, nguy cơ tái phát lại là rất thấp. Những khối u này thường không xâm lấn sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Tuy được đánh giá là lành tính nhưng loại u não này vẫn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, nhất là khi khối u phát triển gây chèn ép các vùng nhạy cảm của não. Trong một số trường hợp, u lành tính vẫn có thể tiến triển thành u ác tính.

U não ác tính

U não ác tính là khối u tại não có chứa tế bào ung thư. Các khối u này tiến triển rất nhanh và thường nghiêm trọng, có thể xâm lấn mô lành gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Đây có thể là khối u ung thư nguyên phát tại não hoặc tế bào ung thư di căn từ các cơ quan khác.

Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia y tế vẫn chưa xác định được nguyên nhân u não chính xác là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố được xác định làm tăng nguy cơ hình thành u não. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh u não sẽ tăng nếu trong gia đình có thành viên từng mắc căn bệnh này, nhất là những trường hợp mắc các hội chứng Turcot và Neurofibromatosis.
  • Tiếp xúc với bức xạ: Người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh u não nếu thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường cao, các vật dụng có bức xạ hay áp dụng trị liệu phóng xạ.
  • Các căn bệnh ung thư khác: Nếu bạn mắc phải một căn bệnh ung thư nào đó, chẳng hạn như ung thư tủy, ung thư phổi… thì các tế bào ung thư có thể di căn từ các cơ quan đó đến não gây ung thư di căn não.
  • Một số yếu tố khác phải kể đến như tuổi tác (trẻ từ 3 – 12 tuổi và người lớn từ 40 – 70 tuổi), người có rối loạn hệ miễn dịch, thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ, người bệnh ung thư, người tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu.

Cách phòng ngừa bệnh u não bạn nên biết

U não khiến người bệnh phải đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Mức độ nguy hiểm của căn bệnh u não

Trên thực tế, u não dù là u lành tính hay u ác tính đều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh. Những khối u này có thể chèn ép hộp sọ và theo thời gian có thể dẫn đến thoát vị não nếu bệnh không được phát hiện sớm cũng như can thiệp điều trị kịp thời. Ngoài ra, các khối u này còn có thể làm tăng áp lực lên hộp sọ, khiến tim ngừng đập và gây tử vong.

Người bệnh mắc u não có thể bị suy giảm thị lực. Chính vì thế nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về mắt, thậm chí gây mù lòa.

Khi những khối u não phát triển, gây chèn ép dây thần kinh có thể dẫn đến tình trạng tê liệt. Trong thời gian đầu, biểu hiện của bệnh chỉ rất nhẹ hoặc thoáng qua. Tuy nhiên, bệnh tiến triển nghiêm trọng theo thời gian có thể khiến người bệnh bị liệt nửa người, làm tăng áp lực nội sọ…

Ngoài những biến chứng sức khỏe nêu trên, các khối u não này còn có thể gây xuất huyết não. Lúc này tùy thuộc vào lượng xuất huyết mà mức độ nguy hiểm sẽ ít hay nhiều. Với những trường hợp có xuất huyết nhẹ, người bệnh có thể bị khó nói, liệt… Còn với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị thoát vị não đồng thời mất ý thức, gây đe dọa tính mạng.

Cách phòng ngừa bệnh u não bạn nên biết

U não là căn bệnh nguy hiểm và thậm chí sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh

Dấu hiệu cảnh báo bệnh u não

Trong giai đoạn đầu, các biểu hiện của bệnh u não thường không đặc hiệu và thường khó nhận biết, rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Chính vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên lắng nghe cơ thể và đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh u não, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Đau đầu: Người bệnh mắc u não thường bị đau đầu. Cơn đau đầu có tính chất đau tăng dần và kéo dài. Người bệnh có thể đau đầu ở nhiều thời điểm trong ngày, song thường đau nhiều vào nửa đêm về sáng. Đối với trẻ em, trẻ mắc u não thường bỏ bú và quấy khóc.
  • Buồn nôn và nôn: Cảm giác đau đầu của người bệnh thường giảm sau khi nôn, tuy nhiên, người bệnh thường rất mệt. Nôn quá nhiều khiến người bệnh bị mất nước và rối loạn điện giải.
  • Suy giảm thị lực: Người bệnh có triệu chứng nhìn đôi, lác ngoài hay lác trong tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi khối u não, rung giật nhãn cầu…
  • Kích thước vòng đầu tăng bất thường, gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Mất kiểm soát hành vi: Người bệnh thường xuyên bị ngã, dáng đi loạng choạng…
  • Căng thẳng kéo dài: Người mắc u não thường rất dễ cáu gắt vô cớ, dễ bị kích động, giảm tập trung, luôn trong trạng thái mệt mỏi hay buồn ngủ hoặc ngủ nhiều…
  • Yếu, tê bì, liệt ở bàn chân và bàn tay.
  • Động kinh: Khối u đè vào các tế bào thần kinh não khiến các tín hiệu điện từ trong não bị biến đổi, gây ra các cơn động kinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác như viêm nhiễm ký sinh trùng trong não, sau chấn thương não, dị dạng mạch máu não… cũng có thể gây động kinh.

Tìm hiểu thêm: Vết lõm xương cùng là gì? Chẩn đoán như thế nào?

Cách phòng ngừa bệnh u não bạn nên biết
Đau đầu là một trong những dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm u não

Cách phòng ngừa bệnh u não

Như đã nêu trên, u não có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, do vậy việc nắm được các cách phòng ngừa bệnh u não là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh u não, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần, đặc biệt là những nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc u não. Việc này giúp tầm soát ung thư để phát hiện cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh từ giai đoạn sớm.
  • Cuộc sống ngày nay nhiều áp lực, do vậy sau mỗi giờ lao động cũng như học tập căng thẳng, để tránh stress, bạn nên dành thời gian thư giãn thông qua một số hoạt động như tập luyện thể dục thể thao, nghe nhạc, đọc sách…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một chế độ dinh dưỡng cân bằng các loại thực phẩm, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
  • Môi trường chứa nhiều bức xạ cũng như hóa chất độc hại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho u não phát sinh. Chính vì thế, bạn nên chủ động hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và có nhiều bức xạ.

Cách phòng ngừa bệnh u não bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Dị dạng tĩnh mạch là gì? Cách chẩn đoán và điều trị dị dạng tĩnh mạch

Thăm khám sức khỏe định kỳ là một trong những cách phòng ngừa bệnh u não

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về căn bệnh u não và cách phòng ngừa bệnh u não. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi trang web của KenShin mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết mới bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *