Chín mé là căn bệnh liên quan đến bệnh lý nhiễm trùng da. KenShin sẽ gửi đến bạn thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, các chín mé thường gặp cùng biện pháp điều trị và phòng ngừa nhằm giúp bạn không gặp biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Bạn đang đọc: Các chín mé thường gặp là gì? Cách chữa trị và phòng bệnh chín mé
Bệnh chín mé gây mủ hoặc áp xe tại vị trí nhiễm trùng đầu ngón tay hoặc ngón chân. Nếu không được điều trị đúng cách và vệ sinh sạch sẽ, người bệnh sẽ tái phát nhiều lần gây nên nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe cùng các biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ gửi đến bạn đầy đủ thông tin về các chín mé thường gặp cũng như biện pháp chữa trị và phòng ngừa.
Contents
Nguyên nhân gây bệnh chín mé
Chín mé là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở mô mềm đầu ngón tay, giữa, hai bên hoặc đỉnh ngón. Thông qua các vết châm, vết xước, vết thương nhỏ, vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể người. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, thể mắc phải và cơ địa người bệnh mà cách điều trị sẽ khác nhau.
Thông thường, nguyên nhân phổ biến của bệnh chín mé ngón tay là do vi khuẩn tụ cầu vàng và Herpes. Ở những người bệnh có cơ địa đổ nhiều mồ hôi, tiếp xúc và làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn thì vi khuẩn sẽ sinh trưởng, phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc chín mé có thể kể đến là:
- Người có thói quen làm móng tay, móng chân tay các cửa hàng làm móng: Trong quá trình xử lý móng, nhân viên có thể tạo nên vết xước ở ngón chân, ngón tay. Việc xử lý và vệ sinh không đúng cách làm tăng nguy cơ bị bệnh. Dùng kìm bấm móng chứa vi khuẩn cũng tăng nguy cơ xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn nếu chẳng may làm xước da.
- Thói quen mang giày cao gót: Giày cao gót bít mũi khiến đầu ngón chân đổ nhiều mồ hôi. Nếu chân bị trầy xước, vi khuẩn tụ cầu vàng và Herpes sẽ có điều kiện thuận lợi để xâm nhập gây bệnh.
- Chấn thương đầu ngón tay hoặc ngón chân do chơi thể thao, tai nạn…
- Người béo phì, thừa cân.
- Bệnh nhân HIV đang trong quá trình điều trị.
Các chín mé thường gặp
Bệnh chín mé gây nhiễm khuẩn đầu ngón tay được chia thành 3 thể phổ biến. Các chín mé thường gặp bao gồm:
Chín mé nông
Thể chín mé nông khởi phát ở lớp da của ngón tay. Chín mé nông biểu hiện ở những trường hợp cụ thể dưới đây:
- Thể sưng, tấy đỏ: Đầu ngón tay đau, sưng nhẹ và tấy đỏ, không đau. Bệnh được điều trị bằng cách ngâm tay trong nước nóng nhằm phóng bế gốc chi.
- Thể phồng, chín mé trong da: Thời gian đầu, ngón tay sưng đỏ, sau đó tích mủ ở lớp thượng bì tạo nên nốt phỏng có mủ trắng đục bên trong. Cách điều trị là rạch để mủ thoát ra kết hợp uống thuốc kháng sinh toàn thân.
- Thể nhọt: Mu bàn tay bị chín mé, có mủ. Cần gây tê tại chỗ và rạch để mủ thoát để điều trị.
- Chín mé quanh móng: Thời gian đầu, chín mé xuất hiện một phần ở góc móng rồi lan dần ra xung quanh, vào gốc mỏng gây chảy mủ kéo dài. Cách điều trị là gây tê gốc móng, rạch quanh mỏng, cắt mỏ vùng móng mưng mủ để dẫn lưu mủ, có thể bỏ phần móng mới để khỏi chảy mủ.
- Chín mé dưới móng: Bệnh do vật nhọn, mảnh đâm đầu ngón tay gây đau nhức, bóp phần đầu ngón tay có thể thấy mủ trắng đục dưới móng. Cách điều trị là cắt bỏ phần móng tụ mủ. Nếu mủ tích tụ và lan rộng toàn bộ móng thì cần cắt bỏ cả móng.
Chín mé ngón tay dưới da
Chín mé ngón tay dưới da thuộc các chín mé thường gặp khiến những tổ chức dưới da bị nhiễm trùng. Bệnh da liễu này thường xuất hiện ở các đốt 1, 2, 3 của ngón tay. Các dạng của thể này bao gồm:
- Chín mé ở đầu mút ngón tay: Đầu mút là đốt thứ 3 của ngón tay xuất hiện chín mé với dấu hiệu sưng đau, tấy đỏ, nhức nhói. Biện pháp điều trị là rạch một đường vòng cung qua đầu mút ngón tay nhằm dẫn lưu mủ, song song đó cần uống thuốc kháng sinh toàn thân.
- Chín mé ở đốt ngón tay: Xuất hiện ở đốt ngón tay thứ 2 khiến tay sưng đau. Cách điều trị là rạch 2 bên đốt để mủ thoát ra.
Chín mé ngón tay sâu
Các dạng của thể chín mé ngón tay sâu bao gồm:
- Thể xương: Chín mé ngón tay ăn đến xương đốt bàn tay hoặc đốt thứ ba của ngón tay do không được điều trị gây biến chứng. Biểu hiện là đốt ngón tay phồng lên, sưng to, màu tím đỏ gây đau rát, khó chịu, có thể có mủ chảy dọc xung quanh. Nếu xử lý xong vẫn không khỏi, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang để phát hiện bệnh. Cách điều trị là gây tê, rạch và cắt bỏ phần xương chết. Người bệnh cần ngâm tấy trong thuốc tím pha loãng hàng ngày để vệ sinh vết thương kết hợp uống kháng sinh toàn thân và tập vận động ngón tay.
- Thể khớp: Chín mé ngón tay tác động đến khớp khiến khớp sưng tấy đỏ, vận động hạn chế, phim chụp X-quang cho thấy khe khớp hẹp, thưa xương. Biện pháp điều trị là dùng thuốc kháng sinh và dung dịch huyết thanh 9% bơm rửa khớp, uống kháng sinh toàn thân, cố định đoạn khớp bất động ở tư thế cơ năng.
- Thể gân: Phần gân bị chín mé ngón tay ăn sâu gây đau nhức dọc đường gân, nhất là vùng gấp ngón tay, tay co lại, không duỗi được. Bệnh nhân còn sốt cao, mệt mỏi vì nhiễm trùng nặng. Cách điều trị là rạch đường mở vào đáy bao, để lộ túi và bao gân, rạch dẫn lưu mủ, dùng dung dịch huyết thanh ấm có pha kháng sinh bơm rửa bao gân.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa của chỉ số ef trong siêu âm tim
Biến chứng của chín mé
Từ 7 đến 10 ngày đầu sau khi mắc các chín mé thường gặp, những tổn thương trên tay có thể chuyển sang mưng mủ. Bệnh nhân không được điều trị kịp thời với phương pháp rạch để thoát mủ hoặc nếu rạch không đủ sâu để dẫn lưu hết mủ ra ngoài thì bệnh sẽ gây nên các biến chứng như viêm khớp, viêm xương, nhiễm khuẩn huyết, viêm bao hoạt dịch khớp.
Với các biến chứng trên, bệnh chín mé sẽ khiến xương bị viêm gây sưng đau, tấy đỏ, gây lỗ rò nếu để lâu. Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang nhằm kiểm tra và xem xét biến chứng. Hình ảnh sẽ cho thấy viêm xương, mảnh vụn xương rớt ra. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lấy xương ra khiến bị mất đốt xương dẫn đến chức năng tổng thể của bàn tay bị ảnh hưởng.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh chín mé
Người bị chín mé ngón tay cần vệ sinh vùng ngón tay cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng lan rộng. Bệnh nhân nên dùng thuốc tím ngâm rửa vùng da bệnh rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh. Đối với chín mé mưng mủ, bác sĩ sẽ rạch vị trí để dẫn lưu mủ ra ngoài rồi sát trùng và bôi mỡ kháng sinh.
>>>>>Xem thêm: Theo dõi nhiệt độ cơ thể phát hiện ra sớm những thay đổi bất thường
Nhằm phòng ngừa bệnh chín mé và các chín mé thường gặp, người bệnh nên lưu ý:
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ mỗi ngày.
- Không nên ngâm chân tay trong nước thời gian dài.
- Hạn chế đi chân đất để tránh kẽ ngón chân dính cát bụi bẩn.
- Không nên cắt móng tay, móng chân sát vào da, không nên lấy khóe ngón tay, ngón chân quá sâu.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm được đầy đủ thông tin về các chín mé thường gặp, nguyên nhân và triệu chứng. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh gặp phải biến chứng không mong muốn nhé!