U sọ hầu thường có vị trí, cấu trúc đặc biệt khiến việc phẫu thuật loại bỏ khối u trở nên khó khăn hơn. Bởi vậy mà nhiều người lo lắng về biến chứng sau mổ u sọ hầu. Hãy cùng KenShin tìm hiểu về cách chăm sóc người bệnh giúp ngăn ngừa biến chứng nhé!
Bạn đang đọc: Biến chứng sau mổ u sọ hầu và lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu mà bạn nên biết
Các biến chứng sau mổ u sọ hầu có thể xảy ra do mổ u não nói chung đều là những phẫu thuật lớn, phức tạp và đòi hỏi chuyên gia tay nghề cao. Đồng thời, quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ u sọ hầu cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phục hồi của người bệnh. Bệnh nhân có thể mất từ vài ngày cho tới vài tháng để quay trở lại với cuộc sống thường nhật.
Contents
Tổng quan về u sọ hầu
U sọ hầu hay còn gọi là Craniopharyngiomas, là một loại u lành tính ở sọ hầu, chiếm tỉ lệ rất thấp trong số các bệnh lý vùng sọ não, chỉ khoảng 2% đến 4%.
Đây là một loại u biểu mô vảy, tốc độ phát triển rất chậm trong cơ thể người bệnh, thường khu trú ở dọc tuyến yên dưới đồi, xung quanh các cấu trúc thần kinh và mạch máu của nền sọ trước.
U lành ống sọ hầu nằm ở vị trí gần xương sọ, cấu trúc của khối u thường đặc hơn, bao gồm những mảnh canxi, có thể chứa dung dịch bên trong.
Bệnh u sọ hầu thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 50% trong số các trường hợp mắc bệnh, có thể xảy ra cả ở trẻ nam và trẻ nữ. Ngoài ra, có một số trường hợp u sọ hầu xuất hiện ở những người cao tuổi có dấu hiệu suy giảm hoặc mất trí nhớ.
Về phân loại, u sọ hầu có 2 thể bệnh lâm sàng chính:
- U sọ hầu thể men răng: Đây là loại u có cấu trúc bao gồm hai phần chính, phần đặc và phần nang. Phần đặc thường chứa vôi hóa, trong khi phần nang chứa tinh thể Cholesterol. U sọ hầu thể men răng thường phổ biến ở trẻ em hơn so với người lớn.
- U sọ hầu thể nhú: Đây là thể u lành ống sọ hầu phổ biến ở người lớn. Cấu trúc của nó tương tự như u sọ hầu thể men răng nhưng phần đặc thường nhiều hơn, ít vôi hóa hơn so với thể men răng.
Vì tốc độ phát triển của bệnh khá chậm, trong khoảng 1 đến 2 năm đầu khi mắc bệnh thường không xuất hiện triệu chứng rõ rệt trên lâm sàng. Tuy nhiên, khi khối u tăng trưởng sẽ xuất hiện triệu chứng của bệnh trên lâm sàng, đồng thời làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng sau mổ u sọ hầu.
Đối tượng chỉ định phẫu thuật u sọ hầu
Phẫu thuật u sọ hầu là một trong những phương pháp quan trọng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật này yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật cao cùng với trang thiết bị phòng mổ đầy đủ. Về chỉ định phẫu thuật u sọ hầu bao gồm:
- U sọ hầu tại vị trí hố yên, phía trên tuyến yên: Đây là một trong những trường hợp được phẫu thuật vì khối u gây áp lực lên tuyến yên và các mô xung quanh.
- U sọ hầu tại vị trí trên tuyến yên và nửa dưới của não thất 3: Đối với các u ở vị trí này, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ khối u một cách an toàn thông qua đường vào đủ rộng để tiếp cận được vùng này.
Ngược lại, một số trường hợp chống chỉ định phẫu thuật u sọ hầu bao gồm:
- Những khối u sọ hầu tại vị trí phía ngoài động mạch cảnh trên khoảng 10 mm;
- U sọ hầu ở vị trí sừng trán, não thất bên, cách xa xoang bướm của hộp sọ.
Biến chứng sau mổ u sọ hầu
Phẫu thuật u sọ hầu là một quá trình phức tạp, rủi ro. Dưới đây là một số biến chứng sau mổ u sọ hầu thường gặp, cụ thể:
- Đau đầu, chóng mặt: Sau mổ u sọ hầu, nhiều bệnh nhân trải qua cảm giác đau đầu dữ dội, đặc biệt là ở vùng phẫu thuật. Đây là một phản ứng tự nhiên, thường giảm đi theo thời gian, khi vết mổ bắt đầu lành.
- Buồn nôn, co giật: Sau mổ u sọ hầu, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống, dễ bị buồn nôn. Đồng thời, co giật dễ xảy ra do các tế bào não vừa mới phẫu thuật chưa được ổn định. Tuy nhiên, các biến chứng này được điều trị bằng thuốc, biểu hiện sẽ giảm dần khi cơ thể bệnh nhân phục hồi theo thời gian.
- Đau họng, khó nuốt: Phẫu thuật u sọ hầu có thể gây đau họng, khó nuốt trong giai đoạn đầu sau mổ, do ống thông được sử dụng trong phẫu thuật đi qua cổ họng để hỗ trợ hô hấp. Mất khả năng nói là một biến chứng khác có thể xảy ra, bởi vậy bệnh nhân cần được kiểm tra trước khi được phép ăn hoặc uống nước.
- Suy giảm thị lực, thính giác: Mổ u sọ hầu có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan cảm quan như mắt và tai, gây ra mất thị lực, thính lực hoặc vấn đề về vị giác. Điều này xảy ra khi mô não xung quanh khối u bị ảnh hưởng hay khi quá trình phẫu thuật can thiệp vào các khu vực quan trọng.
- Mất thăng bằng, di chuyển khó khăn: Một số bệnh nhân có thể bị mất thăng bằng, tê bì chân tay, run yếu, liệt các chi, liệt cơ mặt hoặc có cảm giác ngứa ngáy trên bề mặt da sau phẫu thuật.
- Tụ dịch máu não: Một số bệnh nhân có thể bị tụ dịch máu trong não, gây phù não sau phẫu thuật. Đây là một biến chứng nguy hiểm, yêu cầu giám sát cẩn thận và điều trị bằng thuốc. Trong trường hợp không hiệu quả, phẫu thuật Shunt được thực hiện để giải phóng dịch trong não.
Tìm hiểu thêm: Virus thủy đậu sống trong bao lâu? Cách chữa trị và phòng ngừa
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật u sọ hầu
Chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ u sọ hầu là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc cũng như ngăn ngừa biến chứng sau mổ u sọ hầu, bao gồm:
- Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau, bớt khó chịu sau mổ. Điều này giúp ngăn ngừa cảm giác đau đầu, chóng mặt, giúp bệnh nhân thoải mái hơn, tối ưu hóa quá trình phục hồi.
- Sử dụng steroid dưới dạng viên nén hoặc tiêm để giảm viêm nhiễm sau phẫu thuật. Steroid có thể giúp làm giảm phù nề não, từ đó giảm áp lực lên các mô, dây thần kinh trong vùng sọ.
- Sử dụng thuốc chống động kinh ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao bị co giật. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống động kinh để đề phòng và kiểm soát cơn co giật.
- Trong trường hợp dịch tích tụ dư thừa trong não, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật Shunt. Quá trình này bao gồm đặt một ống dài và mỏng trong não thất để dẫn chất lỏng dư thừa ra khỏi não, giúp giảm áp lực trong não.
- Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể kết hợp hóa trị hoặc xạ trị để loại bỏ phần khối u còn sót lại mà phẫu thuật chưa thể loại bỏ hoàn toàn. Điều này giúp ngăn ngừa tái phát bệnh.
- Phục hồi chức năng vận động là một phần quan trọng của quá trình phục hồi. Bệnh nhân có thể được hướng dẫn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện sức khỏe và sự linh hoạt.
- Đối với những bệnh nhân gặp vấn đề về tư duy ngôn ngữ sau phẫu thuật, liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp người bệnh phục hồi chức năng nói, viết và giao tiếp.
- Liệu pháp nghề nghiệp giúp bệnh nhân phục hồi các chức năng nhận biết cơ bản của não bộ, giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường, không phụ thuộc vào người thân.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh
Thông qua bài viết trên, KenShin xin gửi tới quý độc giả thông tin về biến chứng sau mổ u sọ hầu. Mong bạn đọc đã có được kiến thức tổng quan về bệnh lý u sọ hầu cũng như những biến chứng có thể gặp phải sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết mới của KenShin về chủ đề sức khỏe nhé!