13 cách cải thiện trí nhớ hiệu quả cho mọi lứa tuổi

Đôi khi con người ta bị suy giảm trí nhớ đa phần đều liên quan đến các chứng bệnh về trí não, hoặc do tuổi tác lớn dần. Tuy nhiên, một đứa con nít hoặc thiếu niên tuổi mới lớn cũng thường hay quên như quên đồ đạc, quên mất việc mình cần làm,… Nếu bạn có các vấn đề trên thì cũng đừng quá lo lắng, bài viết tổng hợp các cách cải thiện trí nhớ khá hiệu quả sau đây có lẽ sẽ giúp được cho bạn.

Bạn đang đọc: 13 cách cải thiện trí nhớ hiệu quả cho mọi lứa tuổi

Khả năng ghi nhớ nhanh và lâu những thông tin quan trọng có thể giúp bạn giữ kỷ luật và mang đến nhiều lợi thế trong cuộc sống cũng như sự nghiệp. Đơn giản như từ việc ít khi bỏ quên đồ đạc tới việc nhớ lâu hơn người khác giúp bạn đạt điểm cao trong các kì thi. Một trí nhớ tốt phụ thuộc phần nhiều vào sức khỏe và sức sống của bộ não. Đồng thời, cải thiện rối loạn trí nhớ cũng là một cách hiệu quả để giữ cho bộ não của bạn khỏe mạnh và năng động trong suốt cuộc đời. Dưới đây mách bạn cách cải thiện trí nhớ hiệu quả cho mọi lứa tuổi.

Trí nhớ con người

Bộ não con người có khả năng thích ứng và thay đổi đáng kinh ngạc, ngay cả khi về già. Khả năng này được gọi là khả biến thần kinh (độ dẻo dai của não bộ). Bằng một sự kích thích phù hợp, não người có thể tự hình thành các đường dẫn thần kinh mới, làm mới các kết nối hiện có cũng như phản ứng để thích nghi với những thay đổi bên ngoài.

Trí nhớ là quá trình hấp thụ, xử lý và lưu trữ thông tin trong não tiện cho việc sử dụng về sau, được chia thành hai loại: Ngắn hạn và dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn rất quan trọng đối với những sự việc, sự vật đơn giản (liên quan đến đồ đạc của bản thân, công việc cần làm trong một thời điểm cụ thể,… ), nhưng vì những việc đơn giản bạn cần ghi nhớ sẽ luôn thay đổi và thay đổi rất nhanh nên không nhất thiết phải lưu trữ lâu và thông tin đó cũng sẽ nhanh chóng bị não bộ loại bỏ. Mặt khác, trí nhớ dài hạn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển con người vì nó cho phép bạn học những kỹ năng độc đáo và thu thập kiến ​​thức có thể được ghi nhớ để sử dụng thường xuyên trong suốt cuộc đời.

13 cách cải thiện trí nhớ hiệu quả cho mọi lứa tuổi

Trí nhớ là quá trình hấp thụ, xử lý và lưu trữ thông tin trong não tiện cho việc sử dụng về sau

Khả năng đáng kinh ngạc của bộ não trong việc tự định hình lại chính nó thường được thể hiện qua cách bạn học hỏi và ghi nhớ mọi thứ. Bạn hoàn toàn có thể khai thác sức mạnh tự nhiên của tính khả biến thần kinh để tăng cường khả năng nhận thức, nâng cao khả năng tìm hiểu thông tin mới và nhiều cách cải thiện trí nhớ ở mọi lứa tuổi.

Con người có thể tự kiểm soát trí nhớ của mình không?

Thực chất, con người có thể tự kiểm soát trí nhớ của mình. Phần lớn những gì con người ghi nhớ được thường xảy ra trong tiềm thức và nằm ngoài tầm kiểm soát của chính họ. Những trải nghiệm gắn liền với cảm xúc mạnh mẽ có xu hướng tạo ra những ký ức có ấn tượng mạnh và lâu dài hơn do tác động của những cảm xúc này lên mạng lưới thần kinh và sự kích hoạt các vùng cụ thể trong não bộ của chúng ta. Tuy nhiên, vẫn có cách để kiểm soát trí nhớ của mình ở một mức độ nhất định nếu bạn chịu cố gắng. Có nhiều kỹ năng và thói quen con người có thể tự phát triển để nâng cao khả năng ghi nhớ thông tin.

13 cách cải thiện trí nhớ hiệu quả

Mặc dù không có gì đảm bảo có thể ngăn ngừa 100% việc nhanh quên hoặc chứng mất trí nhớ, nhưng vẫn có một số cách cải thiện trí nhớ khá hiệu quả. Cho dù bạn đang muốn rèn luyện trí óc, tăng cường hiệu suất tinh thần hay bảo tồn trí nhớ khi về già, vài lời khuyên dưới đây có lẽ sẽ hữu ích cho bạn.

Tập thể dục thường xuyên

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động thể chất có thể làm tăng sự tiết chất bảo vệ thần kinh giúp cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào thần kinh, từ đó tác động trực tiếp đến sức khỏe của não bộ như sự tỉnh táo, tập trung tốt hơn, tâm trạng tích cực và giúp bạn có được một trí nhớ tốt và nhạy bén.

13 cách cải thiện trí nhớ hiệu quả cho mọi lứa tuổi

Tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những cách cải thiện trí nhớ có hiệu quả đáng kể

Thể dục, thể thao như đi bộ hoặc chạy bộ tối thiểu 150 phút mỗi tuần là hoạt động vừa phải đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh, và nên được duy trì hàng tuần. Nếu không có quá nhiều thời gian cho việc này, hãy tập thói quen đi bộ ít nhất 10 phút mỗi ngày.

Uống nhiều nước lọc

Nước lọc có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, hiển nhiên là kể cả não bộ. Nước lọc cũng đóng góp một phần trong việc giúp não bộ giữ được trí nhớ dài hạn.

Ăn sôcôla đen

Flavonoid ca cao có trong sôcôla đen (hàm lượng ca cao tối thiểu 72%) có thể cải thiện lưu lượng máu đến não giúp tăng cường chức năng não. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì loại sô cô la có hàm lượng ca cao thấp hơn 72% sẽ không có quá nhiều hiệu quả mà còn gây hại cho sức khỏe.

Đồ chơi trí tuệ

Bộ não cũng là một khối cơ bắp cần được tập luyện giống như các bộ phận khác trên cơ thể. Các câu đố, trò chơi logic, trò chơi trí tuệ kỹ thuật số thách thức trí não giúp bạn suy nghĩ nhiều hơn và tạo sự liên kết mạnh mẽ.

Tạo thói quen ghi chép và lên kế hoạch

Viết một thông tin bất kì ra giấy sẽ giúp não bạn có thể tập trung xử lý thông tin nhanh hơn và đồng thời củng cố thông tin trong tâm trí giúp ghi nhớ lâu hơn. Đọc lại ghi chú nhiều lần cũng là một cách để ghi nhớ lâu dài. Vì vậy, việc ghi chép bài học, tạo kế hoạch cho công việc,… có thể giúp bạn nhớ lâu và không thường bị quên.

Tìm hiểu thêm: Uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần có sao không?

13 cách cải thiện trí nhớ hiệu quả cho mọi lứa tuổi
Viết một thông tin cần ghi nhớ ra giấy giúp não bộ có thể xử lý thông tin nhanh hơn và ghi nhớ được lâu hơn

Ăn uống lành mạnh

Thực phẩm giúp tăng cường và duy trì chức năng trí nhớ bao gồm các loại trái cây và rau xanh như quả óc chó, trà xanh, quả việt quất, hạt bí ngô, cá, hàu, ngũ cốc nguyên hạt và dầu ô liu. Những thực phẩm này góp phần tăng cường hoạt động của vùng trán, dẫn đến trí nhớ và nhận thức tốt hơn, đồng thời giảm gần một nửa nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Trong khi đó, thực phẩm chứa nhiều đường, cholesterol có thể dẫn đến mất trí nhớ. Nên tốt nhất là hãy hạn chế tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường (bánh ngọt, nước ngọt) cồn và cholesterol.

Uống một ít trà hoặc cà phê

Một cốc trà xanh hoặc cà phê cũng khá có ích trong việc giúp bạn tiếp thu và rèn luyện trí nhớ. Caffeine có trong trà và cà phê giúp đầu óc bạn tỉnh táo và tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin của trí não.

Lưu ý kiểm soát lượng caffeine được nạp vào cơ thể mỗi ngày để đảm bảo rằng bạn không uống quá mức cần thiết cho sức khỏe. Đặc biệt, hạn chế tiêu thụ caffeine vào cuối ngày để dễ ngủ hơn.

Một giấc ngủ ngon

Trí nhớ, khả năng sáng tạo và kỹ năng tư duy phản biện đều có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng giấc ngủ. Gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của cơ thể làm gián đoạn quá trình não sử dụng để tạo ra ký ức và dẫn đến suy giảm nhận thức.

Một giấc ngủ đủ thường là khoảng 7 – 9 giờ mỗi đêm đối với người lớn, giúp não tạo ra và lưu trữ những ký ức dài hạn. Hãy tạo thói quen tốt về giờ giấc ngủ và tuân thủ đúng lịch trình đã đặt ra, kể cả vào cuối tuần và hạn chế dùng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ ít nhất 1 tiếng (thay vào đó có thể đọc sách để thư giãn trước khi ngủ).

13 cách cải thiện trí nhớ hiệu quả cho mọi lứa tuổi

Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp cơ thể sảng khoái mà còn cải thiện được trí nhớ

Giảm stress

Căng thẳng cao độ có thể gây ra chứng hay quên. Một số mẹo nhỏ giúp bạn quản lý mức độ căng thẳng như:

  • Đặt mục tiêu rõ ràng;
  • Nhớ nghỉ giải lao;
  • Bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ;
  • Cân bằng giữa công việc và sinh hoạt.

Trau dồi kiến thức

Học một kiến thức mới cũng là một cách cải thiện trí nhớ khá hiệu quả. Bất kỳ bộ môn nào bạn thích như toán, âm nhạc (piano, violin,… ), ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật,… )

Tập trung khi làm việc

Khi đang làm một việc bất kỳ, hãy đảm bảo tập trung 100% sự chú ý vào việc đó. Bởi nếu bạn thực hiện nhiều hành động trong cùng một lúc thì sự chú ý của bạn sẽ bị phân tán khiến khả năng xử lý và ghi nhớ thông tin bị nhiễu loạn, dẫn đến khó hoàn thành công việc hoặc mất một khoảng thời gian rất dài để làm việc đó.

Ngồi thiền

Ngồi thiền có thể có tác động tích cực đến các vấn đề nhận thức, bao gồm cải thiện khả năng tập trung, sáng tạo, tập trung, trí nhớ, học tập và kỹ năng lý luận. Thiền khuyến khích sự kết nối giữa các tế bào não và có thể thúc đẩy cảm giác vui vẻ.

13 cách cải thiện trí nhớ hiệu quả cho mọi lứa tuổi

>>>>>Xem thêm: Chảy máu mao mạch có đặc điểm gì?

Ngồi thiền giúp não bộ được thư giãn và tăng cường chức năng não

Giao tiếp xã hội

Giao tiếp luôn là chìa khóa để mở cánh cửa đến với thành công. Các mối quan hệ trong cuộc sống đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe cảm xúc và não bộ. Sự giao tiếp của con người cũng là một loại bài tập quan trọng của não. Thử hòa nhập vào xã hội, tham gia các công việc tình nguyện, câu lạc bộ, lớp học mà bạn cảm thấy xứng đáng hoặc yêu thích, đi chơi với bạn bè vào cuối tuần hoặc nhận nuôi thú cưng để bầu bạn.

Trên đây là 13 cách cải thiện trí nhớ khá hiệu quả có lẽ bạn sẽ cần. Trí nhớ cũng giống như sức mạnh cơ bắp hay ngôn ngữ, đều đòi hỏi bạn phải sử dụng thường xuyên trong suốt cuộc đời, hoặc không thì nó sẽ dần mất đi. Rèn luyện trí não nhiều thì não bộ sẽ càng có khả năng xử lý và ghi nhớ thông tin tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *